Thông tin về gỗ HDF

Gỗ HDF được biết đến là loại gỗ công nghiệp, gỗ HDF đã xuất hiện trên thị trường gỗ khá lâu và vẫn duy trì được sự yêu thích từ phía khách hàng. Dưới đây là những thông tin cơ bản về gỗ HDF, bạn có thể xem qua để biết rõ hơn về gỗ HDF , đồng thời  có thể cân nhắc vào việc sử dụng gỗ làm thiết kế nội thất. 

 

Chất lượng gỗ công nghiệp được đánh giá khá cao

Gỗ HDF là loại gỗ gì?

Gỗ công nghiệp dần trở nên quen thuộc với chúng ta khi nhiều mẫu nội thất đẹp mắt, sang trọng, tinh tế được làm ra từ gỗ HDF công nghiệp. 

  • Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp được sản xuất với công thức có lượng gỗ tự nhiên cao, bên trong chiếm khoảng 85% gỗ tự nhiên.Thường bột gỗ được làm ra từ các loại cành cây tự nhiên, được nghiền nát, làm nhỏ lại và chế tạo thành các gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ trang trí nội thất. 
  • Gỗ HDF với tên gọi đầy đủ là High density fibreboard. Công thức tạo ra gỗ HDF bao gồm bột gỗ tự nhiên được sấy với nhiệt độ cao, dùng keo và các chất phụ gia để kết dính lại với nhau. Lớp bột gỗ sẽ được ép dưới áp suất cao, và mật độ bột gỗ cực kỳ dày đặc, ít khe hở. Điều này đã tạo nâng độ bền chắc cho gỗ HDF lên khá cao, tạo kết cấu lõi gỗ bên trong chắc chắn, không dễ gãy đổ hay bị biến dạng khi sử dụng làm thành các món đồ nội thất như tủ kệ cần chịu lực. 
  • Gỗ HDF được phân thành 2 loại chính đó là gỗ HDF chống ẩm và gỗ HDF thông thường. Mỗi loại gỗ HDF sẽ mang tính chất khác biệt để bạn có thể chọn lựa chất liệu gỗ thích hợp cho kiểu dáng đồ nội thất.

Gỗ HDF chống ẩm có màu xanh lá đặc trưng

Chất lượng và tính thẩm mỹ của gỗ HDF

Khi chọn gỗ công nghiệp khách hàng có thể vẫn còn lo ngại về chất lượng, nhưng đối với gỗ HDF, bạn có thể an tâm nhiều hơn về chất lượng gỗ. 

Về chất lượng

  • Gỗ HDF với nhánh gỗ thường: Gỗ HDF thường có độ chịu lực bền và thành phần lõi gỗ chắc chắn, chúng vẫn có thể dùng làm sàn, hoặc vách ngăn, tuy nhiên xét về độ chịu ẩm, chống ẩm sẽ không bằng loại gỗ HDF lõi xanh. 
  • Gỗ HDF lõi xanh: Là chất gỗ công nghiệp có chất lượng tốt nhất trong các phân loại gỗ công nghiệp. Chất keo được sử dụng để kết nối các bột gỗ là MUF (melamine urea formaldehyde) hoặc chất nhựa Phenolic, điều này sẽ giúp gỗ có tính năng chống ẩm cao hơn. Và để phân biệt với loại HDF thường, màu xanh được thêm vào khi sản xuất để làm đặc điểm khác biệt.
  • Cả hai loại gỗ HDF đều không dễ dàng cong vênh trong quá trình sử dụng, hạn chế được sự tấn công của mối mọt, các loại côn trùng gây hại cho lõi gỗ. Chịu được nhiệt độ, trọng lượng đồ vật lớn. Khách hàng có thể linh hoạt dùng gỗ bằng cách bắt ốc, vít mà không cần lo lắng lõi gỗ bị nứt.
  • Trọng lượng của gỗ HDF so với các loại gỗ tự nhiên cao cấp khác vẫn khá nhẹ. Điều này sẽ giúp cho quá trình vận chuyển và sắp xếp các món đồ nội thất trở nên dễ dàng đảng, không tốn nhiều sức, 
  • Thành phần gỗ tự nhiên cao, chất lượng keo được đảm bảo, không gây kích ứng, dị ứng hay nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta trong suốt quá trình sử dụng.

Về tính thẩm mỹ

  • Xét về tính thẩm mỹ, gỗ HDF là loại gỗ phẳng, không thực hiện các mẫu có độ cong, độ uốn lượn nhưng chúng vẫn đảm bảo được yêu cầu thẩm mỹ. Hầu hết các mẫu nội thất làm từ gỗ HDF có thiết kế tối giản, phù hợp thị hiếu hiện đại của khách hàng. 
  • Bề mặt gỗ nhẵn mịn, dễ dàng vệ sinh và trên hết là có thể linh hoạt dùng được các lớp phủ bên trên để tăng màu sắc, độ đa dạng về tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Phần lớn các lớp vân gỗ bên ngoài đều dễ dàng kết hợp với gỗ HDF với độ dính cao, không dễ bong tróc

Gỗ HDF lõi xanh hay gỗ HDF thường đều đạt độ bền tiêu chuẩn

Ứng dụng của gỗ HDF

Gỗ HDF có hai loại, và cả hai đều có chất lượng khá tốt, phù hợp để sử dụng làm đồ nội thất và mặt sàn gỗ. 

  • Đồ nội thất: Gỗ HDF thường và HDF lõi xanh có ứng dụng cực tốt cho ngành sản xuất nội thất, các mặt hàng như tủ quần áo, tủ đựng đa năng, kệ sách, kệ giày dép, bàn, ghế… đều có thể làm từ gỗ công nghiệp. Về lõi gỗ, gỗ HDF đảm bảo chất lượng bời tính năng bền bỉ, không dễ bị ảnh hưởng bởi ẩm, mốc, không biến dạng trong quá trình sử dụng. Bề mặt gỗ cũng có thể dễ dàng thay đổi bởi các lớp phủ. Chính tính linh động này đã giúp sản phẩm có được sự công nhận từ phía người tiêu dùng. 
  • Sàn nhà: Dù là loại gỗ HDF nào cũng có thể dùng làm sàn gỗ chắc chắn, một vài công trình như khách sạn, homestay cũng sử dụng gỗ HDF để làm vách ngăn trong trang trí phòng ốc, tạo độ rộng rãi, tăng sức thẩm mỹ cho căn phòng. 

Ứng dụng của gỗ HDF khá phong phú, khách hàng có thể chọn lựa cách sử dụng gỗ phù hợp với mục đích của mình mà không cần quá lo lắng về phần chất lượng.  

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về thông tin của gỗ HDF, chúng có nhiều phân loại để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Khách hàng có thể căn cứ vào các đặc điểm này và đưa vào ứng dụng thiết kế nội thất. Chất lượng gỗ HDF ngày càng được nâng cao, bạn cũng hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn lựa chất liệu này. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *