Gỗ cao su là một trong những nguyên liệu được sử dung phổ biến để sản xuất đồ nội thất. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều thông tin hay ho về loại gỗ này mà có thể bạn chưa biết tới. Bài viết này chúng tôi sẽ đi vào khai thác tất tần tật về gỗ cao su từ đặc điểm, ưu nhược điểm đến ứng dụng đề người đọc nắm rõ nhé.
Gỗ cao su là gì?
Gỗ cao su tên gọi tiếng anh là Rubber wood. Đây là loại gỗ được lấy từ cây cao su, một loại gỗ thân cứng thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm. Nó có mặt nhiều ở Đông Nam Á. Cây này phải tầm 20 năm khi nó có khẳ năng cho nhựa thì mới có thể khai thác được gỗ.
Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis có xuất xứ từ rừng mưa Amazon của Nam Mỹ. Nó được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1892 và đến nay đã được nhân giống rộng rãi ở nhiều nơi trong đó nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Cây cao su thường cao từ 20-30m. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt, vỏ chứa các mạch nhựa mủ màu trắng hoặc vàng. Cây cao su muốn khai thác được phải trồng 20-30 năm. Cây cao su được trồng với mục đích chính là khai thác lấy mủ. Sau khi hết khả năng lấy mủ mới được hạ làm gỗ.
Cây cao su có rễ đâm sâu vào lòng đất để hút nước và dinh dưỡng. Rễ lan rất rộng, thường tán lá mọc đến đâu thì rễ sẽ lan ra đến đó. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp bạt ngàn cao su ở các vùng tây nguyên.
Đặc điểm của gỗ cao su
Gỗ cao su được sử dụng rất phổ biến để sản xuất đồ nội thất. Tuy không phải là gỗ quý nhưng nó lại rất thân thuộc với mỗi gia đình người Việt bởi loại gỗ này có một số đặc điểm nổi bật sau đây.
– Gỗ cao su thuộc gỗ nhóm VII. Đây là nhóm gồm các loai gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chống chịu kém, dễ bị mục nát và mối mọt tấn công nên có giá trị thấp. Do vậy, gỗ cao sư tự nhiên ít được sử dụng mà nó cần được xử lý để tăng thêm độ bền cho sản phẩm:
– Gỗ thường có màu vàng đa dạng từ vàng xám, vàng sáng đến vàng nâu. Sau khi gia công gỗ còn được phủ lên một lớp sơn bảo vệ khiến nó càng thêm nổi bật hơn. Giác và lõi không phân biệt. Gỗ có vòng sinh trưởng rõ ràng.
– Gỗ này có tính dẻo dai nhờ sự đàn hồi tự nhiên. Tuy đặc tính gỗ không tốt như một số loại khác nhưng khi đã được xử lý thì không bị nứt gãy khi uốn cong mà vẫn đủ cứng cáp để chịu lực. Điều này là thuận lợi lớn khi thực hiện gia công, điêu khắc họa tiết trên sản phầm.
– Độ ẩm của gỗ mới hạ từ 70-80%. Tuy nhiên gỗ này không thấm nước, không ngậm nước trong nhiều điều kiện thời tiết. Đây cũng là một đặc điểm giúp cao su ăn điểm với người dùng.
– Gỗ cao su là loại gỗ sinh thái thân thiện với môi trường, con người. Sau khi khai thác hết mủ mới lấy gỗ. Gỗ sau khi sử dụng đốt đi không gây hại cho sức khỏe lại tốt cho môi trường. Vì thế, loại gỗ này được khuyến khích sử dụng để làm đồ nội thật. Hơn nữa, gỗ này là gỗ trồng được tận dụng sau khi đã hết tuổi cho mủ.
Ưu nhược điểm của gỗ cao su
- Giá thành rẻ: Thực tế các loại gỗ cứng tự nhiên khác có giá khá cao. Vì thế ưu điểm đầu tiên của gỗ cao su là giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều gia đình có kinh tế vừa phải hoặc sử dụng tại các quán, hàng…
- Độ bền cao: gỗ cao su chỉ được khai thác sau khoảng 20 năm do đó gỗ có độ bổn định cao. Cùng với đó, khả năng chịu lực, chịu va đập cũng được đánh giá khá cao. Gỗ cao su đã qua xử lý thì dẻo dai, không bị mối, mọt và hạn chế được cong vênh.
- Gỗ có trọng lượng nhẹ thuận lợi cho quá trình khai thác, vận chuyển. Gỗ mềm dễ gia công.
- Phù hợp làm đồ nội thất ở nhiều không gian như phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, ốp sàn, tường…
- Gỗ có màu vàng đẹp mắt, tạo cảm giác sang trọng phù hợp với nhiều không gian. Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu chứ không hề khô cứng.
- Điểm mạnh nữa của gỗ cao su là có cấu tạo đặc biệt, vì thế khả năng chống nước và chống ẩm cực tốt trong nhiều điều kiện khác nhau. Vì thế người ta có thể sử dụng gỗ cao su rộng rãi.
- Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường,không phải khai thức rừng như các loại gỗ tự nhiên khác, nguồn cung luôn ổn định. Nó cũng an toàn cho sức khỏe con người khi sử dụng
- Gỗ cao su có đặc tính đàn hồi tự nhiên vì thể thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt. Điều này thuận lợi khi gia công sản phẩm, nhất là với những sản phẩm cần bo góc nhiều
- Thân thiện với môi trường: có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy, đây là đặc tính mà hiếm loại gỗ nào có được. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn hay sau khi không sử dụng nữa đốt đi thì gỗ cao su cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
Nhược Điểm của gỗ cao su:
- Thuộc dòng gỗ giá rẻ chất lượng không thể so sánh với các loại gỗ loại 1, loại 2 nên không phù hợp làm các sản phẩm nội thất sáng trọng.
- Với các tấm gỗ cao su ghép do ghép từ nhiều cây nên ván ghép ít đồng bộ về màu sắc. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván.
- Gỗ cao su có thể nói đây là loại gỗ có tuổi thọ không cao, không cứng và chắc so với các dòng gỗ tự nhiên khác như gỗ mun, gỗ hương, gõ. Vì vậy những người sành về gỗ thường không chuộng nó
- Vân gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên tuy màu gỗ đẹp nhưng lại không thực sự phù hợp với các thiết kế không gian cổ điển hoặc truyền thống.
Với những ưu nhược điểm nói trên nhiều người thắc mắc vậy gỗ cao su có tốt không, có bền không, có nên sử dụng không. Về điều này như chúng tôi đã nói ở trên để hạn chế các nhược đểm của gỗ ngày nay người ta thường xử lý gỗ bằng cách ngâm hóa chất chống mối mọt ngay sau khi cưa. Sau đó họ còn Sau đó sấy khô để khuyếch tán hóa chất và kiểm soát độ ẩm.
Vì vậy, gỗ cao su sau khi xử lý đã tăng độ bền, cứng lên rất nhiều. Hơn thế loại gỗ này cũng có nhiều ưu điểm như giá rẻ, thân thiện môi trường, màu sắc đẹp… Vì thế, chúng ta có thể hoàn toàn an tâm sử dụng gỗ mà không cần lo lắng về độ bền nhé.
Các loại gỗ cao su
Gỗ cao su tự nhiên nguyên tấm
Là các cây gỗ lớn, có chất lượng gỗ tốt. Sau khi khai thác người ta sẽ tiến hành xử lýđể tăng thêm độ bền, độ cứng cho gỗ và sử dụng chúng để làm nên các sản phẩm. Loại này đươc sử dụng phổ biến đề sản xuất đồ nội thất. Nhờ giữ nguyên miếng nên sản phẩm có vẻ đẹp tự nhiên rất được ưa chuộng.
Gỗ cao su ghép
Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay. Như chúng ta đã biết, thân gỗ cao su thường có đường kính không lớn nên khó khăn trong thiết kế đồ dùng. Vì thế, những tấm gỗ cao su thường được ghép với nhau để tạo thành các tấm ván có đường kính lớn hơn.
Gỗ được ghép bằng công nghệ hiện đại. Việc xẻ nhỏ gỗ giúp nó thấm hóa chất tốt hơn. Vì thế gỗ ghép có độ bền cao và độ cứng không thua kém gì so với các loại gỗ tốt khác.
Quy trình sản xuất gỗ cao su ghép thanh
Cây cao su sau đã không còn thu hoạch mủ được nữa sẽ được khai thác để lấy gỗ. Như đã nói ở trên, do đường kinh gỗ nhỏ nên người ta sẽ ghép nối nhiều thanh nhỏ thành tấm ván lớn và quy trình sản xuất cơ bản theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gỗ sau khi khai thác xong sẽ được xẻ thành từng tấm và phân loại theo các loại tiêu chuẩn đã được vạch sẵn.
Bước 2: Xử lý chống mối mọt, nấm mốc
Các thanh gỗ sau khi phân loại được cho vào trong bồn tẩm áp lực có pha hóa chất với tỉ lệ thích hợp. Điều này sẽ giúp cho gỗ tăng độ bền, hạn chế mối mọt xâm hại.
Bước 3: Công đoạn sấy khô
Sau khi ngâm, gỗ sẽ được sấy khô đến khi đạt được độ ẩm thích hợp là 12%. Sau đó người ta sẽ sơ chế bằng cách bào kỹ và cắt bỏ những mẫu xấu để nó nhẵn nhụi và đẹp mắt
Bước 4: Ghép gỗ
Nhười ta chọn những thanh gỗ cùng tiêu chuẩn và sủ dụng máy móc công nghệ hiện đại để ghép thành các tấm ván theo yêu cầu về kích thước và độ dài
Bước 5: Hoàn thiện bề mặt và lưu trữ
Các tấm ván đã được ghép một lần nữa sẽ được làm nhẵn bề mặt và chà nhám để sản phẩm được trở nên bắt mắt hơn.
Gỗ cao su ghép thường có 3 lọa cơ bản sau đây:
- Gỗ cao su ép song song: Các thanh gỗ được đặt song song với nhau. Chúng bắt buộc có cùng chiều dài còn chiều ngang có thể khác nhau. Người ta dùng keo chuyên dụng để kết dính và giúp ván gỗ sẽ trở nên bền chắc và có diện tích phù hợp thiết kế yêu cầu.
- Gỗ ghép finger: Còn được gọi là ghép gỗ mặt hay ghép đầu. Với cách này người ta sẽ xẻ hai đầu thanh gỗ thành hình răng cửa và ghép chúng bằng keo chuyên dụng để tạo thành các thanh gỗ có độ dài bằng nhau. Vết nối răng cưa sẽ hiện rõ như một loại họa tiết đặc biệt. Tiếp đến các thanh gỗ bằng nhau này được ghép song song như trên để tạo thành ván gỗ hoàn chỉnh.
- Gỗ ghép cạnh: Các thanh gỗ ngắn bằng được xẻ răng cưa. Các thanh gỗ này sử dụng ghép song song tương tự ghép finge.
Ứng dụng của gỗ cao su
Tuy so sánh về độ bền gỗ cao su thua kém một số loại gỗ tự nhiên khác. Nhưng hiện nay với công nghệ xử lý tốt nhược điểm của gỗ được khắc phục. Trong khi đó, các loại gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm vì vậy mà gỗ cao su vẫn được sử dụng phổ biến. Chủ yếu gỗ cao su vẫn được dùng để sản xuất đồ nội thất.
- Bàn ghế gỗ cao su.
- Kệ gỗ đa năng, kệ sách.
- Cũi trẻ em.
- Tủ quần áo.
- Tủ giày.
- Giường ngủ.
- Tủ tivi.
- Tủ trưng bày.
Giá thành cua gỗ cao su khá hợp lý. Theo tìm hiểu của chúng tôi nó vào khoảng 3-5 triệu/m2. Hơn thế, cao su được trồng nên đầu ra khá ổn định. Vì thế, ngày nay chúng ta thấy gỗ cao su được xuất hiện trong các ngôi nhà, văn phòng làm việc và cả các cơ quan, công ty.
Những thông tin tổng quan và chi tiết về gỗ cao su nêu trên hi vọng đã giúp bạn nắm rõ về loại gỗ thường gặp này. Và nếu bạn thấy muốn sở hữu một sản phẩm từ gỗ cao su thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi ngay nhé!